Thịt lợn gạo là gì? Cách điều trị và phòng tránh bệnh sán lơn gạo

Vấn đề thịt lợn gạo đã được đề cập từ lâu nhưng việc hiểu rõ về nó để biết cách phòng tránh thì vẫn là vấn đề bức thiết.

Thịt lợn gạo là gì

Lợn gạo là bệnh trong hệ thống các bệnh ký sinh trùng lây truyền giữa động vật và người. Trong bệnh này, lợn đóng vai trò là vật chủ trung gian lây bệnh mang trong mình các ấu trùng sán dây.

Lợn bị nhiễm ấu trùng do ăn phải trứng của sán dây, trong trứng chứa sẵn ấu trùng có độc lực. Khi lợn ăn phải, ấu trùng này sẽ đi vào đường tiêu hóa của lợn và di chuyển khắp cơ thể và quay về ký sinh ở các cơ vận động mạnh. Những ấu trùng này có thể ký sinh rất lâu trong lợn, nhiều có thể lên tới 4-5 năm.

Người ăn phải thịt lợn chứa ấu trùng sán dây chưa được nấu chín sẽ vô tình giải phóng ấu trùng ở đường tiêu hóa của mình. Đầu sán lúc này sẽ bám vào niêm mạc ruột non và phát triển thành sán dây trưởng thành. Theo thời gian, sẽ phát triển dần và nó có thể dài tới 7m.

Thit-lon-gao-la-gi
Thịt lợn gạo là gì

Xem thêm: Thực đơn bữa sáng khoa học

Đây là loại sán dây thải đốt nên mỗi ngày nó có thể thải ra môi trường 4-5 đốt, người ta còn gọi là sán sơ mít. Đặc điểm của những đốt này là chứa toàn trứng. Khi trứng được giải phóng ra môi trường do những đốt này vỡ ra, nó sẽ theo gió, bụi và những hoạt động khác của con người lẫn vào thức ăn, nước uống của lợn, lúc này nó lại bắt đầu chu kỳ phát triển mới trong cơ thể lợn.

Mối nguy hiểm khi ăn thịt lợn gạo

Loại sán này có thể dài tới 7m và thải đốt liên tục đồng thời cũng sinh ra đốt mới nên nó sẽ hút hết chất dinh dưỡng từ cơ thể người nó đang ký sinh. Người bị nhiễm sán sẽ bị thiếu dinh dưỡng, gầy còm ốm yếu, đau bụng, tiêu chảy.

Trường hợp người bị tự nhiễm ấu trùng sán hoặc nhiễm do thức ăn không vệ sinh có lẫn trứng sán thì những ấu trùng sán này sẽ vào não, mắt, cơ, da… rất nguy hiểm.

– Ấu trùng sán nếu đi vào não, ký sinh trong não sẽ tạo thành những bọc ấu trùng gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh mà hiện nay mọi người thường gọi là sán não. Các biểu hiện của sán não như đau đầu, buồn nôn, nặng có thể có những biểu hiện co giật giống như bệnh động kinh.

– Ấu trùng sán đi vào mắt, ký sinh trong đáy mắt có thể gây mù lòa.

– Ấu trùng sán ký sinh trong cơ với mật độ cao sẽ gây viêm cơ khiến trương lực cơ giảm, làm giảm khả năng lao động.

– Ấu trùng sán cũng có thể ký sinh ở da gây nên những “hạt gạo” dưới da.

Điều trị và phòng ngừa bệnh sán lợn gạo

Ab-thuc-pham-chua-che-bien-ky-la-nguyen-nhan-mac-benh-san-lon-gao
Ăb thực phẩm chưa chế biến kỹ là nguyên nhân mắc bệnh sán lợn gạo

Xem thêm: Ăn chay có được ăn hành tỏi

Điều trị bệnh sán lợn gạo

Với những trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm sán dây lợn thì người bệnh cần điều trị nội khoa bằng thuốc để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Tuy nhiên người bệnh cần được điều trị bệnh ấu trùng sán dây lợn tại các cơ sở y tế được trang bị đầy đủ phương tiện cấp cứu và phải được theo dõi của các y bác sĩ. Theo đó thì người bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc sau: Praziquantel, Albendazole và Niclosamide.

Với những bệnh nhân mà sán lợn gây chèn ép thần kinh, giãn não thất hay gây tắc mạch, ứ nước trong não, thì bệnh nhân tốt nhất cần phải thực hiện phẫu thuật càng sớm càng tốt.

Phòng bệnh sán lợn gạo

Nhiễm sán lợn gạo không phải là bệnh khó chữa nhưng những triệu chứng của nó thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Do vậy mà nó làm ảnh hưởng đến khâu chữa bệnh kịp thời từ đó khiến cho bệnh trầm trọng hơn. Do vậy biện pháp phòng ngừa bệnh lợn gạo luôn được ưu tiên hàng đầu.

  • Vệ sinh môi trường, nơi ở sạch sẽ, quản lý nguồn chất thải thật tốt để tránh nhiễm vào gia đình hay vật nuôi.
  • Sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày.
  • Rửa tay sạch bằng xà phòng thường xuyên trước và sau khi đi vệ sinh, trước khi nấu ăn và ăn uống đồng thời vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
  •  Trong ăn uống cần phải ăn chín uống sôi; nên chọn nguồn thịt lợn rõ ràng về nguồn gốc, đặc biệt là tránh những thức ăn sống như tiết cách, gỏi, nem sống, rau sống…và chế biến đồ ăn chín khi ăn
  • Quản lý chặt chẽ về tiêu chuẩn vệ sinh tại các lò mổ lợn; lưu ý không thả rông lợn.

Chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn những thông tin về thịt lợn gạo, cũng như cách điều trị và đề phòng bệnh sán lợn gạo. Hy vọng qua những thoogn tin này các bạn sẽ có thêm kiến thức để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này cho mình và người thân.

Rate this post