Sán lợn gạo (còn gọi là sán dải heo, sán dây heo) phân bố ở nhiều nơi trên thế giới nên không ít người đã mắc bệnh liên quan đến tập quán ăn uống thịt lợn chưa nấu chín. Nếu chẳng may ăn thịt lợn gạo có sao không?.
Bệnh sán dây ấu trúng sán dây lợn còn gọi là bệnh sán dải, sán dải heo ở Việt Nam bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng miền và tỉnh, thành. Bệnh thịt lợn gạo gần đây xuất hiện khá nhiều khiến cho các bà nội trợ phải lo lắng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách nhận biết thịt lợn nhiễm bệnh.
Sán lợn gạo là gì?
Sán lợn gạo có tên khoa học Taenia Solium, Việt Nam gọi là sán dây heo, sán dải heo, bị nhiễm bệnh do ăn thịt heo sống hoặc chưa nấu chín.
Tham khảo thêm: Thịt lợn ướp muối để được bao lâu?
Nguyên nhân gây bệnh sán lợn gạo
Con người ăn phải miếng thịt lợn gỏi sống, nem chua, thịt chưa nấu chín có chứa ấu trùng Cysticercus cellulosae. Khi nhiễm vào cơ thể sẽ phóng thích xuyên vào vách ruột và vào máu để đi khắp cơ thể.
Nếu chúng đi đến các mô, cơ dưới da, lưỡi thì sau 9 -10 tuần trở thành nang ấu trùng. Nếu chúng đến dạ dày, ruột non thì sẽ bám vào niêm mạc ruột để phát triển thành sán trưởng thành chỉ trong 2 tháng. Chúng ký sinh chủ yếu ở ruột vì đây là nơi có chứa nhiều chất dinh dưỡng để nuôi sán lợn gạo. Thậm chí sẽ theo phân ra ngoài hoặc tự chui ra khỏi hậu môn. Nếu đi vệ sinh bừa bãi, heo nuốt phải trứng hay đốt sán vòng đời của sán lợn gạo được lặp lại. Bệnh sán dây lợn là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi sán dây có tên là Taeniasolium. Đây bệnh khả năng lây lan rất lớn do tập quán chăn nuôi lợn thả rông. Có khả năng làm cơ cơ, não, lưỡi đều nhiễm nang ấu trùng dẫn tới lợn bị chết.
Ăn thịt lợn gạo có sao không?
Ăn phải thịt lợn nhiễm sán dây hoặc ấu trùng sán dây, sua khi vào dạ dày nó sẽ trở thành ấu trùng và tiếp tục di chuyển tới ruột non. Ấu trùng có thể xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu. Ấu trùng sẽ di chuyển đến ký sinh tại não, mắt, não, mật, theo máu đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa nặng.
Ăn phải sán gạo lợn gây sán không nguy hiểm bằng ăn phải nang sán lợn gạo vì nang sán sẽ phát triển thành sán nhanh hơn.
Khi ăn phải sán lợn gáo thì chỉ từ 10 đến 15 ngày sau khi xét nghiệm có thể phát hiện dương tính với sán hay không. Ấu trùng sán dây lợn ký sinh có thể ảnh hưởng tới các bệnh lý như động kinh, nói ngọng.
Xem thêm: Kinh nghiệm nhận biết thịt lợn bị tụ huyết trùng
Nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay chân, liệt nửa người, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội. Nặng hơn nếu nang sán nằm trong mắt có thể làm tăng nhãn áp hoặc bị mù.
Các nang sán tập trung thành từng hạt màu trắng đục, kích thước như hạt gạo xâm nhập và phát triển ở các tổ chức cơ của lợn. Con người ăn thịt lợn đó sẽ nhiễm sán lợn gạo, nếu không nấu chín thức ăn thì nguy cơ mắc bệnh rất cao. Thời gian sống của sán dây lợn cũng như trứng sán trong cơ thể người có thể kéo dài tới 20 năm. Trong nang có dịch màu trắng, có đầu sán, đầu sán thoát ra khỏi nang sán bám vào niêm mạc ruột và phát triển thành sán trưởng thành.
Chúng ta có thể nhận biết thịt lợn nhiễm bệnh bằng cách quan sát kỹ các thớ thịt mà có hạt như hạt gạo nổi lên thì chính là nang của ấu trùng sán dây. Bệnh sán dây lợn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đến sức khỏe con người nên chúng ta cần cân nhắc mua thịt ở nơi uy tín để bảo vệ sức kgoer cho gia đình mình.
Phòng bệnh sán dây lợn
- Để chủ động phòng bệnh ấu trùng sán dây lợn không nên ăn thực phẩm sống như gỏi heo, nem chua, thịt lợn tái, rau sống không đảm bảo vệ sinh.
- Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị,
- Quản lý phân tươi, không phóng uế bừa bãi.
- Cần thực hiện việc ăn chín uống sôi, chỉ ăn những loại thức ăn đã được nấu chín kỹ hợp vệ sinh.
- Không dùng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm vì có nguy cơ nhiễm sán lợn gạo rất cao