“Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, trò hư tại thầy?

“Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” đã in hằn sâu trong tâm trí của người dân Việt Nam. “Trò hư tại thầy” cũng xuất  phát từ ý thơ của câu tục ngữ trên. Nhưng liệu câu tục ngữ trên có còn phù hợp trong xã hội hiện đại và liệu trò hư có phải tại thầy?

Hàm ý “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”

Câu tục ngữ trên muốn nhấn mạnh về lỗi của những người mẹ, người bà trong việc giáo dục con cháu. Bố, mẹ, ông hay bà  đều yêu thương con cháu của mình nhưng thường thì những người phụ nữ thường dành tình cảm đặc biệt và cũng bởi đặc tính công việc của người phụ nữ xưa, là ở nhà nội trợ, dành nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc con cái.

Thế nhưng, nhiều người đã quan tâm không đúng cách, thậm chí yêu thương một cách thái quá, chiều chuộng quá mức khiến trẻ sinh hư hỏng, mất nết.

Thực tế, nhiều đứa trẻ không chịu vâng lời cha mẹ, không sợ đòn roi của người lớn. Có lần, tôi -( một sinh viên trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đi thực tập chuyên ngành Hộ Sinh ở bệnh viên Nhi Trung Ương) đã tận mắt chứng kiến trận “tranh chiến” không hồi kết của một người mẹ và đứa con lên ba tại cổng bệnh viện.

“Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” – tục ngữ Việt Nam

Đứa trẻ cứ khăng khăng đòi mua bim bim để ăn nhưng mẹ bé không cho và nhẹ nhàng bảo về nhà mẹ mua cho con cái khác, ăn bim bim không tốt. Thế là nó lăn ra nằm vã, khóc lóc. Mẹ nó dỗ không được, quay sang cầm roi đánh. Chẳng biết xấu hổ với người xung quanh cũng chẳng sợ mẹ, nhỏ nhảy lên cầm roi quật lại bà. Bẽ bàng cho hoàn cảnh, cô chạy đến mua bim bim cho con trong trạng thái tức giận.

Một lần khác, tôi vô tình đi qua một nhà ven trường học của tôi. Hình như đứa trẻ mắc lỗi và bị mẹ nói sẽ phạt bằng roi. Mẹ mới chỉ nói thôi, nó đã hiên ngang: “đây, đánh đi”.

Cả chính bản thân mình cũng thế, không hiểu sao lúc nào cũng sợ bố, sợ ông hơn sợ mẹ mặc dù mẹ là người thường xuyên mắng, thường xuyên đánh đập còn bố thì ít nói, ít đánh nhưng đã đánh thì đánh nhừ đòn. ^^

Con cháu hư tại ai? Trò hư có phải tại thầy?

Câu tục ngữ trên có phù hợp?

Vai trò của người phụ nữ trong xã hội rất quan trọng. Người phụ nữ không còn ở nhà nội trợ mà ra ngoài đảm đang những công việc bình đẳng như nam giới. Ghế chính trị đã có nhiều người nữ ngồi, bà chủ công ty, doanh nghiệp ngày càng nhiều,…

Hơn nữa, môi trường sống của trẻ cũng thay đổi. Nhất là việc bùng nổ công nghệ đã tác động xấu đến nhiều đứa trẻ, nhất là những đứa trẻ mới lớn. Vì vậy, câu tục ngữ “con hư tại mẹ cháu hư tại bà” hoàn toàn không còn phù hợp nữa. Bởi con hư tại cá bố lẫn mẹ, cháu hư tại cả ông lẫn bà, con cháu hư tại cả nhà trường, tại cả xã hội.

Ngày xưa thì “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, “không có thầy đố mày làm nên”,…vai trò của người thầy được đề cao còn ngày nay thì ngoài thầy cô giáo ở trường, học trò còn được học với một thầy giáo thông minh bậc nhất trong thời đại kỷ nguyên số và giáo dục 4 – 0 – thầy giáo google. Học sinh có thể hỏi thầy mọi lúc mọi nơi và hỏi cả những tâm tư thầm kín, nguyện vọng của thầy giáo vĩ đại này.

Vì thế, trò hư ngày xưa vốn chưa hẳn do thầy thì ngày nay lại càng không, thầy giáo chỉ định hướng học tập, phần còn lại là ý thức học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh.

Thiết nghĩ đã sinh con ra, đã dạy học trò thì ngoài việc dạy đạo lý cần dạy cho bọn trẻ bản lĩnh vững vàng để chống lại mọi cám dỗ của cuộc đời.

5/5 - (2 bình chọn)