Cơm cháy là món ăn rất quen thuộc của người dân Việt Nam. Vậy ăn cơm cháy có tốt không? Ăn cơm cháy có giảm cân không?… Hãy cùng tìm hiểu thông tin về cơm cháy ở bài viết dưới đây.
Ăn cơm cháy có tốt không?
Theo Đông Y cơm cháy sẽ có vị ngọt nên có tác dụng để bổ khí kiện tỳ, tiêu thực chỉ tả.
Khi dùng kết hợp cơm cháy với các vị thuốc khác sẽ điều trị tốt các bệnh lý như dạ dày, điều trị tiêu chảy, kéo dài, đi lỏng ở người tiêu hóa không tốt, đại tiện lỏng, uống sữa không tiêu, ăn đình trệ ở dạ dày ruột…
Mặc dù có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng nên cẩn thận trong quá trình sử dụng. Chỉ nên dùng cơm cháy có màu vàng nhạt không bị cháy hay có mùi khét.
Cơm sau khi chín ở dưới nhiệt độ cao làm cho cấu trúc gạo bị thay đổi do rút hết nước nhanh chóng điều này làm cho lượng glucose chuyển hóa. Ở dưới nhiệt độ cao glucose sẽ được chuyển sang màu vàng của cơm cháy và chuyển hóa trở nên giòn xốp khi ăn sẽ tốt cho hệ tiêu hóa của người sử dụng.
Tuyệt đối không nên ăn cơm cháy khi bị chuyển sang màu vàng sẫm hay cơm cháy đen đã có mùi khét vì rất có thể cơm đã bị biến chất không tốt cho sức khỏe, dùng thường xuyên trong thời gian dài sẽ dẫn đến ung thư.
Ăn cơm cháy có béo không?
Thành phần chính của cơm cháy là tinh bột do sẽ sử dụng cơm ép ra thành bánh sau đó sấy khô chiên giò và đóng gói.
Cơm cháy được kèm thêm nhiều các thành phần khác như tép rang, mỡ hành, gia vị, thịt chà bông để tăng thêm hương vị thơm ngon tuy nhiên đều được chế biến với mỡ động vật, dầu ăn nên hàm lượng chất béo trong cơm cháy sẽ ở mức cao.
Chuyên gia dinh dưỡng đã có nghiên cứu chỉ ra rằng trong 100gr cơm cháy chà bông có chứa khoảng 320calo. Tuy nhiên hàm lượng calo sẽ tăng lên nếu ăn kèm cơm cháy với các món ăn khác.
Trung bình hàng ngày cơ thể của mỗi người nên nạp vào khoảng 2000 calo nhưng trong khoảng 100gr cơm cháy chứa đến 320 calo và kèm theo đó nhiều dầu mỡ, chất béo nên có thể sẽ gây béo nếu bạn ăn quá nhiều trong thời gian dài.
Để tiêu thụ hết lượng calo trong 100gr cơm cháy bạn cần nhảy dây trong 20 phút, chạy bộ 40 phút và đạp xe đạp 60 phút để tiêu hao hết lượng calo đó.
Cách khắc phục để ăn cơm cháy mà không bị béo?
Một số những lưu ý để bạn ăn cơm cháy và sẽ không bị béo:
Có chế độ ăn cơm cháy hợp lý
Chú ý không nên ăn gần với thời gian ngủ buổi tối vì nếu ăn cơm cháy như vậy cơ thể sẽ dư thừa năng lượng đồng thời gây ra tích tụ mỡ thừa và gây ra hậu quả đến dạ dày, tiêu hóa cho người dùng.
Tốt nhất nên ăn vào 10 giờ sáng hoặc 16 giờ chiếu để ăn các bữa phụ trong ngày. Đây cũng là thời điểm ăn vặt để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Không ăn nhiều cơm cháy nếu ăn quá 100gr thì hãy giảm các thực phẩm trong bữa ăn chính. Chú ý không sử dụng cơm cháy khi quá đói bụng vì sẽ khiến cho cơ thể hấp thu dinh dưỡng và lượng calo cao hơn mức bình thường.
Kết hợp ăn cơm cháy cùng chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Bổ sung thêm rau xanh và trái cây hoặc những thực phẩm ít calo có chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất, nước để việc ăn cơm cháy không gây hại cho sức khỏe.
Để có chế độ ăn trong những ngày dùng cơm cháy thường xuyên bạn cần chú ý xây dựng chế độ ăn khoa học theo tỉ lệ: 50% chất xơ + 25% chất đạm + 25% chất béo. Nếu dùng nhiều rau xanh và trái cây hơn so với những loại thực phẩm khác bạn sẽ không cần lo béo phì.
Song song với đó cần cắt giảm tinh bột bằng việc bổ sung các thực phẩm giàu protein như bắp bò, ức gà, nạc heo, các loại cá, đậu, uống nhiều nước để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình trao đổi chất.
Xem thêm:
Kết hợp với việc luyện tập thể dục thể thao
Lựa chọn các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe như đạp xe đạp, nhảy dây, chạy bộ mỗi ngày 30 phút để duy trì và nâng cao tình trạng sức khỏe, đốt cháy lượng calo nạp vào từ cơm cháy tốt nhất giúp cải thiện vóc dáng an toàn, hiệu quả.
Dành thời gian để nghỉ ngơi hợp lý
Căng thẳng và mệt mỏi quá mức sẽ khiến cho bạn ăn uống mất kiểm soát nhất là ăn vặt lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân.
Do đó hãy luôn dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn như đi chơi, trò chuyện với bạn bè, người thân để hạn chế sự mệt mỏi, ăn uống mất kiểm soát.
Trên đây là giải đáp thắc mắc ăn cháy cơm có tốt không? Hy vọng từ đó bạn đọc sẽ áp dụng nhiều điều vào thực tế để có sức khỏe tốt. Bạn đọc hãy thường xuyên ghé chuyên mục này để đón đọc những thông tin hữu ích khác.