Những kiến thức khối B thường được đánh giá là khô khan và khó học, gây nhiều khó khăn cho các bạn thí sinh trong quá trình ôn luyện. Để ôn thi hiệu quả, hãy tham khảo ngay cách ôn thi Đại học khối B qua bài chia sẻ dưới đây.
1. Lên kế hoạch học tập – cách ôn thi Đại học khối B hiệu quả
Để ôn thi khối B hiệu quả, học sinh không chỉ cần tài liệu học tập chuẩn, thầy cô dạy tốt mà bản thân học sinh cũng cần có sự cố gắng, kiên trì và ham học hỏi. Và quan trọng nhất là cần có phương pháp học tập đúng đắn.
Việc lên kế hoạch học tập sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức và có kết quả học tập tốt nhất. Sau khi nghe giảng, bạn cần thu xếp học bài trong thời gian sớm nhất có thể. Bạn cần đọc, tìm hiểu kỹ sách giáo khoa, sau đó làm bài tập áp dụng. Khi đã hiểu rõ vấn đề mới làm phần bài tập nâng cao.
Chủ động sắp xếp thời gian học bài sớm sau khi nghe giảng sẽ giúp tri nhớ bạn mau chóng tiếp thu bài, đỡ tốn nhiều thời gian hơn là bỏ bẵng một thời gian sau đó bạn mới học lại.
Với những môn thi khối B cũng như các môn thi khác, không nên cố nhớ những điểu không hiểu, đặc biệt với môn Toán, bạn càng phải tránh học lan man, “amatơ” như vậy bạn sẽ khó có thể vận dụng linh hoạt vào bài tập, câu hỏi cụ thể được. Nếu bạn có thể hiểu rõ thì tự động sẽ nhớ dễ dàng.
Để tránh tình trạng “nước dến chân mới nhảy” thì bạn cần phải phân chia thời gian hợp lý cho từng môn học.
2. Học từ thầy cô và bạn bè
Điều này rất quan trọng, vì thầy cô mới cho bạn kiến thức vững chắc và nền tảng đầu tiên, sau đó bạn mới từ những kiến thức học được để phát triển ra những kiến thức mới hơn.
Thông thường khi bạn được thầy cô giao bài tập thì nên tìm bạn bè tới học cùng hoặc tìm kiếm đề hay trên mạng để tự giải bài, trao đổi bài với nhau. Quá trình học nhóm sẽ giúp bạn học tập hiệu quả hơn và tìm kiếm được những lỗ hổng trong kiến thức của mình, từ đó có thể tu bổ kiến thức hợp lý nhất, chưa kể tới học tập cùng bạn bè sẽ giúp bạn tăng cường động lực và tốc độ làm bài tốt hơn.
>>> Tham khảo ngay: Thông tin tuyển sinh Cao Đẳng Ngoại Ngữ để tìm kiếm cơ hội việc làm trong ngành Ngoại Ngữ.
3. Học kỹ từng bài học
Trước hết, nắm chắc kiến thức cơ bản, chú trọng đọc và học kỹ phần lý thuyết, sau đó mới làm bài tập từ dễ đến khó. Nên làm thuần thục các bài tập trong sách giáo khoa rồi hãy đến phần bài tập nâng cao. Khi bạn đã làm bài tập một cách thành thạo vả chủ động thì cũng có nghĩa bạn đã nắm chắc lý thuyết rồi. Khi làm các bài tập nâng cao hãy cố gắng suy nghĩ, tìm ra cách giải, nếu đã cố gắng hết cách mà chưa giải được thì bạn mới nên xem sách giải tham khảo, hoặc tìm hỏi thầy cô giáo, bạn bè…
Đối với những môn thi khối B, việc làm bài tập rất quan trọng. Thậm chí có bạn luyện làm bài tập nhiều để nhớ lý thuyết lâu.
Sau mỗi bài, mỗi chương bạn nên tìm ra dạng bài cơ bản (làm nhiều bài tập tương tự nhau), sau đấy là làm bài tập mang tính tổng hợp của toàn chương. Từ đó, phát hiện những thiếu sót, sai lầm mắc phải để khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó, việc làm bài tập mang tính tổng hợp như vậy cũng là dịp bạn có thể huy động các kiến thức liên quan để giải một bài toán.
4. Chú trọng kiến thức lớp 12
Tự luận hay trắc nghiệm cũng chỉ là một phương pháp để kiểm tra năng lực học sinh. Vì thế, dù thi bằng hình thức nào bạn vẫn phải vững kiến thức căn bản để có thể hoàn thành tốt bài thi.
Khác với hình thức thi tự luận, kiến thức của đề thi trắc nghiệm sẽ rải rộng ở nhiều mảng của chương trình học do đó khi luyện thi đại học khối B, học sinh cần lấy kiến thức căn bản một cách chắn, kết hợp là luyện thi hình thức trắc nghiệm.
Theo bộ đã định hướng năm nay đề thi sẽ chỉ thuộc kiến thức lớp 12 tuy nhiên các môn học khối B thường có những mắt xích với các kiến thức cũ, do đó hãy đảm bảo bạn đã nắm vững những kiến thức căn bản để có kết quả tốt nhất.
5. Học cách suy luận cũng như luyện viết nhanh
Khác với phương thức thi tự luận chỉ tầm 8 câu hỏi, thì năm nay với hình thức trắc nghiệm số lượng câu hỏi là rất nhiều, đòi hỏi học sinh cần có khả năng tư duy, suy nghĩ nhanh. Có một số câu hỏi trực tiếp có đáp án, tuy nhiên cũng có câu hỏi học sinh cần vận dụng những kiến thức căn bản để loại trừ và phân tích để đi đến đáp án cuối cùng. Do làm trắc nghiệm nên chắc chắn không thể bài nào cũng giải ra hết để có được kết quả.
Bạn cần thay đổi thói quen trình bày từng bước như xưa, thay vào đó hãy tập phân tích và xử lý nhanh nhất khi giải các đề thi thử đại học. Đối với những câu dễ cần tranh thủ làm thật nhanh có thể chỉ cần 15s để dành thời gian cho những câu hỏi khó.
>>> Tham khảo thêm thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược TPHCM mới nhất
Với những thông tin trên, bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp các bạn thí sinh khối B lên kế hoạch và ôn tập hiệu quả nhất.